Cần bao nhiêu tiền để khởi nghiệp trong lĩnh vực ăn uống

khởi nghiệp lĩnh vực ăn uống, mở quán ăn cần gì, mở quán nhậu cần biết gì, dụng cụ đồ dùng nhà bếp

Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, để đạt được sự thành công, bạn cần phải lập ra kế hoạch kinh doanh cụ thể, từng bước rõ ràng và có những phương án giải quyết các sự cố cũng như thúc đẩy quá trình kinh doanh. Đồng thời, bạn cũng phải chuẩn bị số vốn đủ để xoay sở trong thời gian khi bắt đầu kinh doanh.

1-Chuẩn bị vốn

Kinh doanh quán ăn nhỏ cần bao nhiêu vốn? Theo kinh nghiệm của những người đi trước, mô hình này không cần vốn đầu tư cao và rất nhanh dễ thu hồi vốn và mức vốn bạn cần chuẩn bị khoảng 70 – 100 triệu.

Bao gồm các khoản:

*Tùy vào địa điểm mặt bằng, giá thuê trung bình cho các cửa hàng nhỏ dao động từ 5 – 10 triệu/ tháng. Nếu mặt bằng rộng rãi, có chỗ để xe sẽ có chi phí cao hơn.

*Vì là mô hình kinh doanh quán ăn nhỏ, nên bạn sẽ phải nhập hàng theo từng ngày. Vì thế, giá thành thực phẩm sẽ có sự biến động liên tục. Do đó, chi phí này sẽ vào khoản  1 – 3 triệu/ngày.

*Với một quán nhỏ, bạn chỉ cần 2 nhân viên làm ca là có thể đáp ứng nhu cầu. Chi phí cho nhân viên từ 2 – 3 triệu/tháng/ca/người. Hoặc bạn có thể giảm bớt tiền này bằng cách cùng người thân quản lý và phục vụ.

*Chi phí trang trí trung bình từ 2 – 3 triệu.

*Bàn ghế, bát, chén, đĩa, nĩa… Dao động từ 10 – 30 triệu (tùy theo quy mô quán).

Ngoài ra, bạn cũng phải dự trù một khoản để đóng thuế và các chi phí phát sinh khác.

kế hoạch mở quán nhậu, dụng cụ nhà bếp, dụng cụ mở quán nhậu, chén dĩa quán nhậu

2-Lên kế hoạch

Khi đã huy động được đủ số vốn, bạn cần thực hiện một cuộc khảo sát, điều tra thị trường. Vì là quán ăn nhỏ nên bạn phải là người tiên phong nắm bắt xu hướng, tìm kiếm những thị trường ngách. Bạn cần tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc sau: Thị hiếu của khách hàng như thế nào? Mặt hàng nào đang bán chạy? Số vốn có đủ để kinh doanh mặt hàng đó không? Bạn sẽ cạnh tranh về giá hay sự khác biệt?…

Sau đó, bạn cần xác định đối tượng phục vụ mà bạn hướng đến, có thể là: Học sinh, sinh viên, hộ gia đình, nhân viên văn phòng… Với từng nhóm đối tượng riêng biệt, bạn sẽ chọn được những món ăn phù hợp cũng như cách trang trí quán hợp lý. Tiếp theo trong kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ, bạn cần tìm hiểu kỹ địa điểm kinh doanh để chọn lựa mặt bằng lý tưởng. Đây là yếu tố quan trọng đóng góp thành công vào việc kinh doanh cảy bạn. Quán ăn nên nằm ở những nơi đông dân cư, tập trung người qua lại hay gần các trường học, trụ sở văn phòng…

thố đá, tô đá, khay đựng thịt nướng, hộp gia vị,đá nướng

Bên cạnh đó, dù khách hàng của bạn là ai, bạn cũng chú ý tập trung vào việc nâng cao chất lượng món ăn và chất lượng phục vụ, để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Việc này liên quan đến vấn đề tìm kiếm nguyên liệu tươi sống và cách dự trữ chúng. Do đó, bạn cần tìm được những nơi cung cấp nguyên liệu an toàn, chất lượng và phù hợp với túi tiền. Hơn nữa, bạn cũng phải có kinh nghiệm trong việc chế biến các món ăn, tạo sự độc đáo khác biệt trong hương vị để lôi cuốn thực khách.

Ngoài ra, bạn đừng quên lưu ý việc định giá món ăn hợp lý để phù hợp với mô hình kinh doanh và chất lượng của món ăn. Vì nếu bạn đưa ra mức giá cao hơn so với đối thủ bạn sẽ có thể phải rơi vào tình trạng mất khách hàng.

Với những kinh nghiệm về việc lập kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ và mức vốn cần cho việc kinh doanh như trên, hy vọng sẽ mang đến cho các bạn những thông tin thú vị và bổ ích.

ST